Tiêu chuẩn Việt Nam quy định
về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt
động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả… Quy chuẩn Việt Nam quy
định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh
tế - xã hội phải tuân thủ… đã có những tác động rõ nét đến hàng hóa, sản phẩm
Việt.
Cụ thể, trong năm 2019, dự
án đã đem lại gần 900 tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN)
xây dựng hơn 500 tiêu chuẩn, xã hội hóa được 12 tiêu chuẩn, 01 quy chuẩn làm
theo đặt hàng của các hiệp hội và doanh nghiệp.
Tập trung cho các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa chủ lực và lĩnh vực liên
quan, phục vụ kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng
hóa, nhu cầu sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa… Đây là tín hiệu tốt,
cho thấy xã hội quan tâm đến lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, hơn 250 tiêu
chuẩn do các bộ, ngành xây dựng đã được chuyển tới Bộ KH&CN thẩm định,
trong đó nhiều nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
Đáng chú ý, năm 2019 Bộ
KH&CN đã chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soát
xét, xây dựng, hình thành bộ tiêu chuẩn quốc gia về nông nghiệp hữu cơ và đang
xem xét xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về Sâm Ngọc Linh.
Thông qua Chương trình, hơn
350 tiêu chuẩn đã được giới thiệu cho hơn 2.000 tổ chức, doanh nghiệp, hướng dẫn
xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở cho khoảng 1.500 lượt doanh nghiệp trong
lĩnh vực cơ khí nông nghiệp, luyện kim, điện - điện tử, sản xuất sản phẩm nhựa,
giấy, nông nghiệp, thực phẩm…
Theo thống kê của Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hiện hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đang ngày
càng phát triển với trên 11.500 TCVN và hàng vạn tiêu chuẩn cơ sở, làm chuẩn mực
quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý. Tỷ lệ hài hòa của
TCVN với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực không ngừng được nâng lên, đến nay đã đạt
54%. Thông qua việc áp dụng TCVN, QCVN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường xuất khẩu
và thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nối tiếp những thành quả đạt
được, năm 2020 Bộ KH&CN tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc
gia với hơn 717 tiêu chuẩn ở các lĩnh vực như: Phòng cháy chữa cháy; khí tượng
thủy văn; địa chất khoáng sản; viễn thám; biến đổi khí hậu; quản lý đất đai; lao
động thương binh xã hội; giao thông vận tải; công nghệ thông tin; văn hóa; thể
dục thể thao; y tế; nông nghiệp; xây dựng; công thương; thông tin và truyền thông,
khoa học và công nghệ,… (theo Quyết định số 4099/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2019).
(Tin tổng hợp từ nguồn: https://tcvn.gov.vn/).
Văn
phòng Sở KH&CN (Trúc Phương)